Venture Designer là một nghề mới tinh trên thế giới. Vậy mà khi nghiên cứu về cái gọi là “nhà thiết kế các công ty mạo hiểm”, có một cái tên Việt Nam xuất hiện: Sam Phong Nguyễn. Đó là một chàng trai 28 tuổi, từng học tiến sĩ và làm việc 12 giờ mỗi ngày với niềm đam mê xây dựng một học viện để giúp các nhà sáng lập startups đột phá.
KHPT: Thật sự là lần đầu tiên mới nghe cái title "venture designer". Nó khác gì với ventures builder – người đầu tư xây dựng doanh nghiệp mạo hiểm?
Venture Designer là 1 chuyên ngành khá mới lạ trên thế giới, nó liên quan đến design thinking – một phương pháp tư duy đã được startups, nhà đầu tư và các công ty hàng đầu trên thế giới áp dụng để gia tăng giá trị.
Năm 2009, Google designer Braden Kowitz đảm nhận điều hành cho Google Ventures. Kowitz đưa vào các chu kỳ Design Sprints để giúp startups phát triển, hoàn thiện sản phẩm và ý tưởng trong giai đoàn đầu. Không chỉ Google, những công ty hàng đâu thế giới trong lĩnh vực công nghệ và sáng tạo cũng bắt đầu lấn sân sang xây dựng startups. Năm 2014, Frog, một trong những công ty tư vấn sáng tạo lớn nhất thế giới, đã xây dựng bộ phận chuyên đầu tư gọi là FrogVentures. Nhiệm vụ của FrogVenture là giúp đỡ các nhà sáng lập startups xây dựng sản phâm công nghệ, đổi lại bằng 1 ít cổ phần.
Một trong những bước ngoặt lớn nhất trong lĩnh vực Venture Design là thành lập của BCG Digital Venture. Năm 2014, Boston Consulting Group, 1 trong ba công ty tư vấn lớn nhất thế giới, điều động nhân lực và tìm kiếm nhân tài để xây dựng 1 đội ngũ toàn cầu tập trung vào việc xây dựng startups. BCG Digital Venture hiện đã có văn phòng ở London, Berlin, Paris, New York, Manhattan Beach và rất nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Từ trước đến nay, Venture Builder thường là những người đã từng làm trong giới đầu tư mạo hiểm, từng làm ở các công ty tư vấn như Mckinsey hoặc những người có kinh nghiệm về thương mại và kinh tế.
Venture Design áp dụng Design Thinking trong việc xây dựng startups, quy tụ những người có kỹ năng sáng tạo. Với Venture Design, các nhà đầu tư muốn thổi một sức sống mới, với hi vọng sẽ có thể gầy dựng lên được những startups có sức ảnh hướng lớn, tăng thêm xác suất trong việc tìm kiếm Unicorn tiếp theo.
Vậy cụ thể một ví dụ mà Phong đã thực hiện đi cho dễ hiểu nào…
Hiện mình đang làm việc cho Founders Factory, một trong những nhà đầu tư pre-seed lớn nhất ở Châu Âu. Founders Factory huy động vốn từ những công ty lớn (L’Oreal, AVIVA, Marks & Spencer, etc).
Bộ phận Incubator chịu trách nhiệm xây dựng 14 startups 1 năm. Có 3 giai đoạn khác nhau: Ý tưởng (Concept), Phát Triển (Build) và Lập Nghiệp (spinout). Sau khi ý tưởng kinh doạnh nhận được tiền đầu tư, Founders Factory sẽ xây dựng và phát triển ý tưởng đó thành một startup chính thức. Ngoài việc xây dựng sản phẩm và huy động vốn, công ty cũng sẽ tuyển dụng một đội ngũ quản lý (founding team) để nhanh chóng đưa startup ra thị trường
Là một thành viên của đội Product Concept, Phong đã từng xây dựng startups trong lĩnh vực Trí Tuệ Nhân Tạo (A.I), Du Lịch (Travel), tiện ích mua sắm (Retail tech), Fintech và Hoá Mỹ Phẩm (Beauty).
Ở đầu mỗi chu kì, Phong sẽ nhận được thông tin nội bộ về các khuynh hướng thị trường (trends) mới. Sau một quá trình nghiên cứu chuyên sâu, bao gồm xem xét về mức độ cạnh trạnh, xu hướng đầu tư của VC, nhu cầu người tiêu dùng, thị hiếu từ các công ty lớn, Phong sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh cho một lĩnh vực cụ thể
Điểm khác biệt lớn nhất là ngoài việc phải xây dựng kế hoạch kinh doanh, đội của Phong cũng sẽ phải xây dựng sản phẩm và ứng dụng để thuyết phục các nhà đầu tư về ý tưởng của mình.
Nói cách khác, trong vài trò hiện giờ, Phong đảm nhiệm 3 nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược và thiết kể sản phẩm.
Lấy 1 ví dụ để giải thích: Ở Châu Âu, mỗi khi chuyến bay bị huỷ hoặc chậm trễ, bộ luật EU261 quy định các hãng hàng không phải bồi thường cho khách hàng. Hiện nay, không có 1 hệ thống nào có thể giúp các hãng máy bay quản lý hiệu quả quá trình phục vụ khách hàng trong lúc máy bay bị gián đoạn. Ước tính, việc chuyến bay bị huỷ và chậm trễ làm cho ngành Du Lịch bị mất đến 35 tỷ USD một năm. Sau khi nghiên cứu và thu nhận kiến thức về hệ thống quản lý trong ngành hàng không, Phong đã thiết kế một hế thống đơn lập để giúp các hãng hàng không có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong lúc máy bay bị trễ.
Hơi kỳ lạ, khi mà Phong tốt nghiệp thạc sỹ của trường nghệ thuật lại đi làm liên quan đến... AI. Những thứ này liên quan gì đến nhau?
Phong nhiều lúc cũng không nghĩ tới mình sẽ bén duyên với thế giới của startups và các nhà đầu tư mạo hiểm. Chuyên ngành của Phong là Information Experience Design, nghiên cứu về các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật cao (Deep Learning, VR, AR, Physical Computing) trong việc thiết kế tương tác cho người sử dụng. Phong đặc biệt rất say mê về lĩnh vực sức khoẻ tâm lý cộng đồng. Luận văn tốt nghiệp của Phong là thiết tương tác kỹ thuật cao để giúp những người từng bị hậu chấn thương tâm lý (PTSD) hồi phục. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, Phong chuyển sang làm nghiên cứu sinh tại trường Đại Học Cao Đẳng Luân Đôn (University College London), tiếp tục nghiên cứu về các ứng dụng công nghệ để hỗ trợ sức khoẻ tâm lý.
Cũng là có cái duyên, tình cờ Phong trò chuyện với 1 số nghiên cứu sinh khác. Phong rất ngạc nhiên khi thấy những nghiên cứu của họ hiện đã được áp dụng trên thị trường, tuy nhiên họ lại mất đi cơ hội phát triển nghiên cứu của mình thành sản phẩm. Sau khi điều tra cụ thể, Phong chợt nhận ra là việc tìm kiếm ứng dụng cho các nghiên cứu kỹ thuật là một thách thức lớn cho các nghiên cứu sinh.
Phong nhanh chóng chuyển đề tài nghiên cứu, sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm mình đã gom được lúc còn làm trong lĩnh vực thiết kế để tìm ra phương án giúp các nghiên cứu sinh xây dựng ứng dụng và chiếc lược kinh doanh từ đề tài nghiên cứu.
Một phần tác phẩm ‘utopia for mental health’ – tạm dịch: địa đàng của sức khoẻ tinh thần
Hỏi thiệt lòng, là nếu giỏi vậy sao không tự đi startup luôn đi?
Một số người cũng từng hỏi Phong câu này. Khi Phong nhận giúp 1 startup hoặc 1 người sáng lập nào đó, Phong sẽ xem họ có thật sự có niềm đam mê để theo đuổi ước mơ xây dựng startup không. 90% startup sẽ thất bại trong vòng 5 năm đầu nên các nhà sáng lập cần phải có một nghị lực vững chãi để có thể trụ được.
Ước mơ của Phong là có thể dùng kinh nghiệm và chất xám để giúp các nhà sáng lập xây dựng startups thành công. Thay vì chỉ mơ ước xây dựng 1 unicorn cho bản thân, Phong muốn làm người có thể giúp hàng trăm người xây dựng unicorns, tạo dựng một dấu ấn độc đáo riêng cho mình.
Đấy hiện là mục tiêu lâu dài. Với Founders Factory, Phong có thể phát huy được kỹ năng sáng tạo, đồng thời gầy dựng các mối quan hệ cần thiết và học hỏi thêm về nhiều lãnh vực khác nhau. Sau hơn 1 năm trời, Phong bây giờ khá là am hiểu về lĩnh vực hàng không.
Vậy chừng nào Phong startup nhỉ?
Trong tương lai gần. Phong rất muốn xây dựng một học viện ngoài giờ cho người sáng lập (General Assembly for Founders). Có rất nhiều người tìm đến Phong và hỏi liệu họ có nên theo đuổi ý tưởng của mình không.
Phong đã từng làm việc với bankers, consultants, khoa học gia, kỹ sư, data scientist, quản lý marketing… Rất nhiều người có thể nảy ra một ý tưởng, nhưng để phát triển ý tưởng thành một startup hoặc một ứng dụng thì không phải dễ.
Phong chưa bao giờ nghĩ là sẽ có rất nhiều người cần giúp đỡ về việc phát triển ý tưởng. Phong muốn biến nghiên cứu của mình thành một chương trình đạo tạo để mọi người đều có cơ hội để theo đuổi ước mơ làm nhà sáng lập của mình.
Hiện ở Founders Factory, Phong đang phụ trách một chương trình để giúp những nhà sáng lập phát triển ý tưởng của mình thành startups. Các nhà sáng lập mà Phong giúp đỡ hiện đã có thể huy động angel investment, một số người thì được nhận vào Incubator ở Founders Factory để xây dựng công ty của mình.
Theo Phong, có công thức tạo ra unicorn startup – khởi nghiệp tỷ đô la sao?
Phong từng nhớ Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới, từng nói rất khó để kiến tạo công thức cho 1 startup thành công. Nếu như chúng ta có thể nhìn thấy 1000 Mark Zuckerberg ở 1000 thời điểm khác nhau (multiverse) cùng xây dựng 1000 Facebook, may ra chúng ta có thế phát hiện ra được 1 công thức nào đó. Thực tế thì điều đó là hoàn toàn không thể.
Theo nhận định của Phong, có rất nhiều thứ mà bạn không thể kiểm soát, nhưng đừng để tương lai làm dừng chân bạn. Có nhiều người sáng lập từng nói với Phong “Thế nhỡ lúc mình đang làm sản phẩm, Google xây dựng 1 thứ tương tự thì sao?”
Đừng bao giờ để nỗi sợ làm bạn trì hoãn. Rất nhiều startups đã đạt được thành công khi xây dựng sản phẩm mà các công ty lớn đang cố gắng xây dựng (Magic Pony Technology, 1 công ty ra từ lò accelerator của Entrepreneur First, được Twitter mua lại với giá 150 triệu USD khi chỉ vừa có 18 tháng tuổi).
Phong tin vào việc luôn cố gắng tìm giái pháp sáng tạo (Innovation), tập trung phát triển và mở rộng thị trường (Scale), đồng thời xây dựng 1 văn hoá công ty vững mạnh (Culture) là 3 yếu tố thiết yếu để 1 startup có thể thành công.
Ngoài ra, người sáng lập là một yếu tố quan trọng vô cùng. Hãy nhìn những gì xảy ra cho Apple lúc Steve Jobs rời khỏi năm 1985 và khi Steve Jobs quay lại năm 1997. Đó là lý do mà Phong muốn tập trung vào việc đào tạo và giúp đỡ các người sáng lập để họ có thể dẫn dắt startups của mình trờ thành unicorns.
Nhà sáng lập cần có một ý tưởng vững chắc (Idea), đam mê (Determination) và khả năng thấu hiểu (Empathy). Thấu hiểu ở đây không phải là am hiểu tâm lý mà là khả năng hiểu được các lãnh vực khác nhau trong việc xây dựng startups.
Người sáng lập không thể nào chuyên hết các mảng như Sản Phẩm, Thiết Kể, Kỹ Sư, Lập Trình, etc. Tuy nhiên, người sáng lập nên hiểu cách suy nghĩ và cách làm việc của những người từ chuyên môn khác.
Phong may mắn có được kinh nghiệm từ nhiều ngành khác nhau (UX/UI, kỹ sư Front-end, Chiếc Lược Kinh Doanh, etc) nên lúc làm việc với nhà sáng lập, Phong có thể đóng nhiều vị trí khác nhau. Mục tiêu lớn nhất của Phong là giúp các nhà sáng lập có thể hiểu và điều hành đội của mình để nhanh chóng xây dựng startups.
Công trình nghiên cứu nào của Phong là thú vị nhất?
Khó chọn quá…. Công trình nghiên cứu chính của Phong là phát triển framework để giúp các nhà nghiên cứu và nhà sáng lập phát triển ý tưởng. Rồi từ công trình nghiên cứu chính này mới đem đi giúp một số người khác.
Ứng dụng mà Phong thích nhất là một AI dermatologist (dùng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ bác sỹ da liễu), giúp cho mọi người đều có làn da khoẻ đẹp.
Phong có kế hoạch về khởi nghiệp ở VN không?
Có chứ. Phong từng nói muốn xây dựng một học việc cho nhà sáng lập (General Assembly for founders), Phong hi vọng sẽ mở được 1 chương trình như vậy ở Việt Nam trong tương lai gần.
Một ngày nào đó, Phong muốn giúp những nhà sáng lập Việt Nam có thể dễ dàng đi vào sân chơi quốc tế. Sống ở nước ngoài hơn 12 năm, Phong rất mong muốn một ngày nào đó có thể giúp du học sinh hoặc các nhà sáng lập đầy tham vọng có thể vượt rào và đạt được thành công trên sàn thế giới.
Cám ơn Phong nhiều!